Hotline: 02462.926.557

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hoá cổ chân

1. Thoái hóa cổ chân là gì?
Thoái hóa cổ chân được xếp vào nhóm bệnh lý thoái hóa xương khớp với triệu chứng đặc trưng là đau và cứng khớp. Cơ chế sinh bệnh xảy ra khi phần phần đệm ở các sụn khớp của vùng cổ chân bị thoái hóa hoặc tổn thương không hồi phục, từ đó các khớp này không thể tái tạo lại.


 
Hậu quả là khớp cổ chân mất dần các chức năng cơ bản trong các hoạt động, vận động bình thường. Bên cạnh bề mặt sụn khớp bị tổn thương thì thoái hóa cổ chân còn do giảm lượng chất nhầy bôi trơn gây hiện tượng cứng và đau khớp cổ chân.

Thoái hóa cổ chân còn có những tên gọi khác như thoái hóa khớp mắt cá chân hoặc thoái hóa khớp bàn chân. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở người trên 40 tuổi. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với tỉ lệ người bệnh dưới 30 tuổi chiếm ngày càng tăng.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cổ chân
2.1. Tuổi tác
Tuổi tác cao, quá trình lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây ra hầu hết các bệnh thoái hóa xương khớp. Theo quá trình sinh lý bình thường, các tế bào sụn khớp sẽ hư dần theo thời gian, quá trình thoái hóa khớp diễn ra từ từ và không thể tái tạo, hồi phục được. Ngoài ra, các thành phần cấu thành sụn khớp như các sợi collagen, mucopolysaccharide sẽ bị hủy hoại dần dần, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh cũng như làm khả năng chữa thoái hóa cổ chân trở nên khó khăn hơn.

2.2. Vận động quá sức
Các hoạt động quá sức hoặc quá mạnh bạo cũng có thể gây thoái hóa khớp cổ chân. Đặc biệt là ở những bệnh nhân chơi thể thao sai tư thế, sai kỹ thuật trong thời gian dài.

Vận động quá sức làm tổn thương các bộ phận cấu thành khớp cổ chân như cơ, các dây chằng, sụn khớp... lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân.

2.3. Các hoạt động hàng ngày
Một số thói quen trong các hoạt động hằng ngày ảnh hưởng đến khớp cổ chân như công việc đòi hỏi bệnh nhân phải di chuyển liên tục hoặc những phụ nữ mang giày cao gót hàng ngày... Các hoạt động này tưởng như vô hại nhưng việc lặp đi lặp lại liên tục có thể là nguyên nhân làm khớp cổ chân bị thoái hóa.

2.4. Biến chứng của các bệnh xương khớp
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể là biến chứng của một số bệnh cơ xương khớp nếu không được điều trị kịp thời. Các bệnh xương khớp có thể dẫn đến thoái hóa cổ chân là gout, viêm khớp dạng thấp...


 
3. Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân là gì?
Tương tự các bệnh lý thoái hóa ở các vị trí khác như thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống cổ hoặc cột sống lưng... Thoái hóa khớp cổ chân cũng có những triệu chứng tương tự như sau:

Cảm giác đau nhức ở vùng cổ chân. Tính chất đau là đau không liên tục, đau tăng khi hoạt động cổ chân lâu, giảm đau khi nghỉ ngơi.


Cứng khớp cổ chân, xoay trở, vận động khó khăn hơn.

Nếu không được điều trị kịp thời thì lâu dần có thể thấy hình ảnh biến dạng khớp.

Sưng đỏ ở khớp cổ chân.

Khi cổ chân hoạt động phát ra những âm thanh như tiếng lục khục khớp.

Mức độ nghiêm trọng và khả năng chữa thoái hóa cố chân phụ thuộc vào mức độ tổn thương, thoái hóa của sụn khớp.

Do đó, khi vừa phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng cổ chân thì bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để có chẩn đoán và điều trị chính xác nhất, tránh để biến chứng nặng nề, làm tiên lượng phục hồi khó khăn hơn.

4. Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân như thế nào?

g
 
Có nhiều phương pháp chữa thoái hóa cổ chân khác nhau từ y học hiện đại (dùng thuốc hoặc phẫu thuật) cho đến y học cổ truyền (xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu...) mang lại hiệu quả khác nhau. Trong đó có phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân. Các bước thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân bao gồm:
 
Bước 1: Chuẩn bị tư thế cho bệnh nhân
Người bệnh nằm ngửa, chân đau co lên trong tư thế thoải mái.

Bước 2: Xoa bóp quanh vùng cổ chân
Người thực hiện dùng các ngón tay xoa liên tục theo hình tròn nhỏ lên vùng hõm trước cổ chân, mắt cá trong và mắt cá ngoài. Để lưu thông khí huyết thì nên xoa mức độ từ nhẹ đến mạnh dần và xoa bóp từ trên xuống dưới.

Bước 3: Bấm huyệt
Khi xoa bóp nên kết hợp bấm huyệt các vị trí như:
  • Huyệt giải khê (lấy ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, ở chỗ lõm giữa hai gân cơ, người bệnh co bàn chân lên thì huyệt rõ hơn)
  • Huyệt Côn lôn (vị trí ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót)
  • Huyệt Thái khê (nằm ở vị trí lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ sau của gân gót).
  • Nên bấm huyệt mỗi vị trí trong khoảng thời gian 1 phút.

Bước 4: Xác định điểm đau nhất của bệnh nhân
Người thực hiện dùng ngón tay cái xoa bóp theo mức độ nhẹ đến mạnh dần và đồng thời cho bệnh nhân cử động nhẹ nhàng cổ chân.

5. Bài tập vận động chữa thoái hóa cổ chân
Bên cạnh xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân thì bác sĩ nên hướng dẫn một số bài tập vận động khớp để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Quay cổ chân: Người bệnh nằm ngửa, người thực hiện một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ các ngón chân và quay cổ chân người bệnh khoảng 2 - 3 lần. Tiếp đến đẩy bàn chân vào cẳng chân để bàn chân co tối đa, sau đó cho bệnh nhân duỗi tối đa.
  • Lắc cổ chân: Người thực hiện đứng phía dưới, hai tay ôm cổ chân bệnh nhân. Dùng gốc bàn tay lắc cổ chân người bệnh vào trong, ra ngoài 2 - 3 lần.
  • Kéo giãn cổ chân: Người thực hiện một tay giữ gót chân, tay kia giữ bàn chân. Cùng một lúc kéo hai tay về phía dưới để cổ chân dãn ra, mỗi bên thực hiện vài lần.

 
6. Phòng ngừa thoái hóa cổ chân
Để hạn chế làm khớp cổ chân bị thoái hóa, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau đây:
  • Hạn chế các hoạt động quá sức, quá mạnh và tránh những va chạm, chấn thương không đáng có.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp sức khỏe, đều đặn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho cơ xương khớp cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thoái hóa cổ chân là bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp ngày càng trở nên phổ biến. Tuy rằng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn.

02462.926.557