Hotline: 02462.926.557

Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân do viêm, thoái hóa

Bằng cách bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân có thể cải thiện cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp cần kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố. Trong đó bấm huyệt là bước thực hiện đơn giảm giúp kích thích lưu thông máu, giúp cơ khớp được nuôi dưỡng tốt hơn.
 
Thoái hóa cổ chân là gì?
Một trong những căn bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay là bệnh thoái hóa khớp, trong đó thường gặp nhất là thoái hóa cổ chân. Bệnh còn có những tên gọi khác là thoái hóa khớp mắt cá chân hoặc thoái hóa khớp bàn chân. Căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh lý thoái hóa xương khớp có thể gặp ở mọi độ tuổi. Bệnh có những triệu chứng đặc trưng là đau, sưng và cứng khớp.
 
Người bệnh sẽ nhận thấy những vận động bình thường tại khu vực này trở nên khó khăn hơn. Bệnh xảy ra khi phần đệm ở các sụn khớp nằm tại vùng cổ chân mất khả năng tự phục hồi. Tuy nhiên do các khớp bị thoái hóa, tế nào mới không được tạo ra nên tổn thương không bình phục. 

Đau khớp cổ chân có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa cổ chân cũng có hai dạng chính là thoái hóa cổ chân cấp tính và thoái hóa mãn tính. Thông thường ở giai đoạn cấp tính, nếu như không điều trị sớm có khả năng tiến triển thành mãn tính khá cao. Mức độ thoái hóa càng nặng, khớp cổ chân sẽ mất dần các chức năng cơ bản, từ đó vận động bị ảnh hưởng. Vì thế nên thoái hóa cổ chân mặc dù là căn bệnh đơn giản, ban đầu có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng bệnh vẫn có thể khiến vận động bình thường của người bệnh bị gián đoạn. 

Ngoài ra thoái hóa cổ chân còn khiến phần sụn khớp bị thoái hóa theo. Cử động cổ chân bị hạn chế do lượng chất nhầy giảm, bởi cơ bản vai trò của lượng chất nhầy là giúp bôi trơn và  giảm ma sát, chấn thương. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra biến chứng cứng và đau khớp cổ chân. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có xu hướng trẻ hóa do thói quen vận động, sinh hoạt thiếu khoa học. Ngoài ra đối tượng nam giới cũng có chiều hướng mắc bệnh cao hơn nữ.

Nguyên nhân gây đau và thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa xương khớp là dấu hiệu lão hóa tất yếu xảy ra ở mỗi người. Theo thời gian, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra từ độ tuổi 30 và những dấu hiệu lão hóa rõ nhất là sau 40 tuổi. Trong đó nguyên nhân thoái hóa cổ chân có thể là do những nguyên nhân sau:

Tuổi tác
Tuổi tác cao là một trong những cơ sở chính gây thoái hóa cổ chân nói riêng và thoái hóa xương khớp nói chung. Quy trình vận hành của cơ thể sẽ diễn ra theo vòng tuần hoàn, bình thường các tế bào già cỗi, tế bào yếu sẽ bị loại bỏ và thay vào đó những tế bào mới được tạo ra để duy trì hoạt động các cơ. Tuy nhiên quá trình này sẽ diễn ra rất chậm hoặc không sản sinh các tế bào mới, vì thế những tổn thương ở xương khớp không tự lành.
 
Tương tự đối với thoái hóa cổ chân, tuổi tác càng cao thì khả năng khớp cổ chân và sụn bị lão hóa càng sớm. Nếu quy trình này diễn ra sẽ để lại những thương tổn vĩnh viễn và không thể tái tạo được. Trong cấu trúc sụn, khớp có chứa liên kết collagen, mucopolysaccharide  – đây là những thành phần duy trì sự chắc chắn của khớp xương. Khi khớp thoái hóa thì các thành phần này cũng bị sụt giảm.

Lao động quá sức
Các nghiên cứu thống kê cho thấy, có hơn 70% những người làm việc nặng nhọc (thợ xây, tài xế, nhân viên khuân vác…) mắc phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp sớm. Trong đó các vấn đề ở cột sống và cổ chân là phổ biến nhất, do đây là những khu vực chịu áp lực trọng lượng lớn nhất. 

Ngoài ra ở những vận động viên nhảy cao, nhảy xa, cầu thủ đá bóng,…. cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ chân cao. Nếu như bạn làm việc sai tư thế, sai kỹ thuật trong thời gian dài, mức độ tổn thương nặng theo thời gian. Ngoài ra nếu như tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra, đây cũng có thể là dấu hiệu giãn hoặc thoái hóa cơ, dây chằng, sụn khớp… 

Sinh hoạt thiếu khoa học
thoái hóa cổ chân sớm có thể xuất phát từ những nguyên nhân đến từ sinh hoạt, làm việc sai tư thế. Đặc biệt là khi người làm việc văn phòng có thói quen ngồi bắt chéo chân, gác chân hoặc mang giày cao gót, tính chất công việc bắt buộc phải di chuyển liên tục… Nếu như các hoạt động này lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể sẽ khiến khu vực khớp cổ chân nhanh thoái hóa. 

Hệ lụy của bệnh xương khớp
Nhiều căn bệnh xương khớp như thần kinh tọa, viêm khớp cổ chân, chấn thương, nứt gãy xương cổ chân, hoặc loãng xương là nguyên nhân gây thoái hóa cổ chân. Những chấn thương ở cổ chân nếu không được điều trị kịp thời, trong giai đoạn khớp thoái hóa không tự phục hồi được có khả năng biến chứng thành thoái hóa cổ chân vĩnh viễn. Ngoài ra nếu như bệnh nhân mắc phải các bệnh lý mãn tính như gout, viêm khớp dạng thấp…cũng sẽ mắc phải tình trạng thoái hóa tương tự ở tại khu vực mắc bệnh.


Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân là gì?
Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt là một trong những cách trị liệu theo hướng y học cổ truyền mang đến những tác dụng tích cực trong điều trị bệnh xương khớp. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn, mức chi phí không đáng kể và trị liệu cũng giúp khắc phục được căn nguyên của bệnh. Châm cứu bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân được ưu tiên trước trị điều trị bằng  thuốc hoặc phẫu thuật. Song song đó bệnh nhân cũng cần kết hợp với vật lý trị liệu mới tăng cường hiệu quả chữa trị. Trong đó có phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân. 

Bấm huyệt kết hợp xoa bóp giúp kích thích lưu thông máu, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn. Trong Đông y, tình trạng đau nhức xương khớp xuất phát từ tắc nghẽn các đường mạch máu, khiến cơ xương, khớp không nhận được nguồn dinh dưỡng. Từ đó mà tổn thương không được phục hồi, vì thế nên việc điều trị đau nhức xương khớp và bệnh thoái hóa nói chung phải bắt đầu từ nguyên tắc thông huyết mạch. Phác đồ điều trị được xây dựng như sau:

1. Phương pháp xoa bóp cổ chân:
Bệnh nhân nằm ngửa, sau đó co phía chân bị đau trong tư thế thoải mái.
Thầy thuốc sẽ thực hiện động tác xoa và day bằng ngón tay 
Tiếp tục xoa và day theo hình vòng tròn nhỏ liên tục hõm trước cổ chân
Bắt đầu day và xoa từ trong mắt cá trong, sau đó vòng ra mắt cá ngoài
Động tác day thay đổi nhẹ đến mạnh, từ trên xuống dưới giúp lưu thông huyết mạch.
Động tác day ấn được thực hiện ở huyệt Giải khê và đến huyệt Côn lôn, sau đó là huyệt Thái khê. Kết hợp day và xoa theo chiều trong ra ngoài, mỗi huyệt chừng 1 phút. Động tác xoa bóp có thể thực hiện tại nhà nếu như người bệnh áp dụng đúng hướng dẫn. Trong lúc xoa bóp có thể kết hợp cùng với dầu nóng, thực hiện trong vòng 10 phút – 15 phút tại chỗ bị đau.

2. Phương pháp bấm huyệt:
Đối với phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân, bắt buộc bệnh nhân phải được điều trị tại các trung tâm Y học cổ truyền uy tín, thầy thuốc phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực bấm huyệt.  Đầu tiên thầy thuốc sẽ xác định điểm đau nhất tại cổ chân của người bệnh, sau khi xoa bóp từ nhẹ đến mạnh, kết hợp với những cử động nhẹ nhàng ở khớp cổ chân mới bắt đầu bấm huyệt ở những vị trí:
Huyệt giải khê: Bấm huyệt tại vị trí khớp cổ chân, khu vực lõm giữa hai gân cơ, huyệt được xác định rõ hơn nếu bệnh nhân co bàn chân lên.
Huyệt Côn lôn: Xác định chỗ bấm huyệt tại vị trí lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.
Huyệt Thái khê: Vị trí bấm huyệt tại vùng lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ sau của gân gót chân.
Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân được chia làm nhiều đợt điều trị. Thời gian bấm huyệt ở mỗi vị trí trong khoảng thời gian 1 phút. Thầy thuốc có thể kết hợp châm cứu cho bệnh nhân trong trường hợp cần thiết, nếu như người bệnh bị tắc nghẽn hoặc ứ máu tại các điểm huyệt chính.

3. Bài tập dành cho khớp cổ chân:
Để điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần dành thời gian tập luyện những bài tập đặc biệt giúp phục hồi khớp cổ chân. Đa số những trường hợp thoái hóa cổ chân nhẹ đều có thể được điều trị cải thiện bằng cách châm cứu, bấm huyệt và tập luyện tại nhà. Đây là hình thức điều trị bảo tồn nhằm giúp bệnh nhân phục hồi chức năng mà không phải can thiệp ngoại khoa. 

Các bài tập được hướng dẫn sau dễ dàng thực hiện tại nhà, thời gian luyện tập từ 15 – 25ph mỗi ngày. Cụ thể người bệnh tập luyện theo cách sau:
Bài tập quay cổ chân: Người bệnh nằm trong tư thế nằm ngửa,  một tay giữ gót chân người bệnh, còn lại phía tay kia nắm phía đầu bàn chân. Nếu có người hỗ trợ, bệnh nhân có thể nhờ trợ giúp để quay cổ chân 2 – 3 lần. Sau đó đẩy bàn chân vào ống chân và tiếp tục dùng lực duỗi bàn chân đến cực độ.
Bài tập lắc cổ chân: Đối với bài tập lắc cổ chân, đầu tiên người bệnh đứng trụ, hai tay ôm cổ chân và cố định cho vững chãi. Hai ngón cái đặt lên trên mắt cá trong và mắt cá ngoài, còn lại gốc của bàn tay dùng lực đẩy sao cho gót chân của người bệnh hướng vào trong. Thực hiện tương tự trong 2 – 3 lần.
Bài tập kéo giãn cổ chân: Đối với bài tập kéo giãn cổ chân, người bệnh nằm thẳng, một bên tay giữ gót chân, còn phía tay còn lại nắm bàn chân, Sau đó cùng lúc kéo hai tay về phía dưới sao cho dưới cổ chân dãn ra. Tiếp tục theo cách này kéo vài lần.

Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân có hiệu quả không?
Bấm huyệt là phương pháp điều trị truyền thống, được áp dụng lâu đời. Phương pháp này chữa bệnh dựa trên việc tác động lực lên các huyệt đạo trên cơ thể. Vì thế mà bấm huyệt có thể tác động sâu đến hệ thống dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan thụ cảm. Từ đó bệnh lý có thể khắc phục cải thiện ở mức tương đối.

Tags: xoa bóp bấm huyệtbấm huyệt bằng máy điện dung
Việc điều trị thoái hóa cổ chân bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt trong Đông y đã được công nhận trong lịch sử. Mặc dù việc châm cứu, bấm huyệt sẽ không thể phục hồi những tổn thương sâu, tổn thương cơ học nhưng cơ bản việc điều trị sẽ có kết quả tích cực.  Theo Đông y, cơ thể mỗi người đều sở hữu một hệ thống kinh mạch và lạc mạch giúp vận chuyển khí huyết nuôi dưỡng các cơ quan phủ tạng. Khi các đường dẫn này bị ứ tắc, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau nhức, mệt mỏi, suy nhược tinh thần, suy nhược cơ thể,… diễn ra nhanh chóng.

Vì thế dựa trên nguyên tắc điều trị giúp thông kinh lạc, mạnh gân cốt mà bệnh nhân sẽ hồi phục theo thời gian. Phương pháp này cũng giúp hệ thống cơ, xương khớp của người bệnh khỏe mạnh hơn, các tế bào mới được sinh ra, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa. Khớp xương linh hoạt, đề kháng tốt cũng giúp phòng tránh trước những tổn thương từ tác động lực từ bên ngoài.

Mặc dù bấm huyệt là một phương pháp điều trị có nguồn gốc từ dân gian nhưng đã có những nghiên cứu chứng minh tính khoa học của phương pháp. Huyệt đạo là những vùng quyết định hoạt động tăng sinh sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, hoặc endorphin, dopamine,… đây là những hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể. Các xúc tác này cũng có khả năng ức chế sự hình thành của những gốc tự do gây viêm, nhiễm trùng, hay ung thư.

Bấm huyệt cũng tham gia vào hoạt động thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành các mô sụn, dây chằng. Do đó ở bệnh nhân bị thoái hóa cổ chân, nếu áp dụng bấm huyệt đúng cách sẽ ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng. Ngoài ra khi bấm huyệt cũng giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép – nguyên nhân chính gây đau và ảnh hưởng đến hoạt động, cảm giác khu vực. 


Lưu ý gì khi bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân
Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân mang lại hiệu quả điều trị khá tốt. Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên phương pháp điều trị này sẽ không đáp ứng hiệu quả với những bệnh nhân bị thoái hóa nặng ở cổ chân, hoặc tổn thương đến mức không thể vận động. Ngoài ra nếu như bấm huyệt không đúng điểm huyệt vị thì bệnh cũng không cải thiện. Sau đây là những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa cổ chân:
 
Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân chỉ là một liệu pháp hỗ trợ điều trị đơn giản chứ không thể thay thế các phương pháp điều trị khác. Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, cần tham khảo ý kiến chuyên môn nếu muốn thay thế liệu pháp.
Thời gian bấm huyệt tối thiểu từ 1 – 2 tháng liên tục mới cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra với những bệnh nhân cao nhiên, khi bấm huyệt cần thực hiện các kiểm tra mật độ xương, không tạo lực mạnh vì có thể ảnh hưởng đến mạch máu.
Không bấm huyệt nếu như bệnh nhân đang gặp phải tình trạng sưng tấy, lở loét, hoặc vùng thoái hóa bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Ngoài ra những bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xoa bóp, bấm huyệt.
Người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và vận động khoa học, đảm bảo vùng thoái hóa có thể hồi phục tốt nhất. Trong vận động và sinh hoạt, cần tránh các động tác làm gia tăng áp lực vùng gối, cẳng chân, cổ chân. 

Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân nếu như được áp dụng đúng cách sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho bệnh nhân. Kết hợp với điều trị bằng cách truyền thống, người bệnh cũng cần tỉnh táo nhận định đâu là phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. Nếu như đã thử nghiệm điều trị bằng cách bấm huyệt trong thời gian dài nhưng không nhận thấy thay đổi, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và nhờ đến tư vấn của bác sĩ về phương pháp khác phù hợp hơn.

02462.926.557